Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Office 365 đổi tên thành Microsoft 365 với ứng dụng Trí tuệ nhân tạo


Ngày 22-4 tới đây, phiên bản đám mây các ứng dụng văn phòng của Microsoft, Office 365 sẽ chính thức đổi tên thành Microsoft 365 với nhiều tính năng mới. Microsoft mô tả gói ứng dụng này là: “Đăng ký dành cho cuộc sống của bạn, giúp bạn tận dụng tối đa thời gian của mình, kết nối và bảo vệ những người bạn yêu quý, đồng thời giúp bạn phát triển và tăng trưởng”.

Microsoft 365 nhấn mạnh đến việc giúp bạn tận dụng thời gian để có cuộc sống tốt hơn

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Ứng dụng Big Data để đo lường hiệu quả cách ly xã hội


Cách ly xã hội (social distancing) là một chiến lược y tế công cộng, nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, hiện đang được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới trước tình trạng COVID-19 đang bùng phát. Việc hạn chế người dân đến những nơi công cộng hoặc giảm lượng người tập trung ở những địa điểm như cơ quan, bệnh viện... cũng nằm trong chiến lược đó. Thế nhưng làm sao đo được mức độ giảm tập trung ở những điểm công cộng ấy?

Chúng ta thấy những bức ảnh chụp cảnh các địa điểm vắng bóng người, nhưng cụ thể là vắng bao nhiêu % so với bình thường và có phải là thường xuyên vắng như thế không hay chỉ là ảnh chụp ngẫu nhiên? Nói cách khác, nếu chính phủ muốn xác định chính xác hiệu quả của việc cách ly xã hội do mình đề ra thì làm sao?

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

ZOOM Phát triển vượt bậc nhờ đại dịch


Trong thời buổi dịch SARS-CoV-2, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp không cầm cự nổi dẫn đến phá sản. Thế mà có một công ty chẳng những duy trì hoạt động mà còn phát triển vượt bậc, đó là ZOOM.

Zoom đang trở thành ứng dụng Hội thảo trực tuyến thịnh hành nhất thế giới trong vài tháng qua

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Dịch COVID-19, người Việt tìm gì trên Google?


Google vừa cung cấp số liệu thống kê cho biết người Việt tìm gì trên Google trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Google Xu hướng (Google Trend) có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.

Từ ngày 3-4, Google đã thay đổi Doodle trên trang chủ của mình bằng hình ảnh vui về sống tốt trong thời kỳ dịch COVID-19, với thông điệp: Stay home, Save Lives: Stop coronavirus

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Năm 1665, bị cách ly vì bệnh dịch, Newton đã làm gì?


Khi Đại Dịch Hạch xảy ra năm 1665 tại London, nhà bác học Isaac Newton mới bước vào tuổi đôi mươi và đang là sinh viên của Trinity College thuộc đại học Cambridge. Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch, ông phải nghỉ học, sống cách ly trong một nông trại cách Cambridge gần 100 km. Chính tại đây và trong thời gian này, ông đã khởi đầu một số công trình nghiên cứu mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “làm thay đổi thế giới”.

Đại dịch hạch ở London năm 1665 – 1666

Tranh miêu tả đại dịch 1665 – 1666 ở London

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Chơi game để… cứu thế giới!


Đây không phải chuyện đùa mà là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Foldit là một game do đại học Washington phát triển mà khi chơi nó người chơi có thể góp công vào việc phát minh vaccine tiêu diệt virus Covid-19 đang đe dọa nhân loại. Càng kỳ thú hơn nữa là để góp công vào điều này bạn không nhất thiết phải có trình độ gì về hóa sinh.

Giáo sư Brian Koepnick đang giải thích về “gấp protein” và trò chơi Foldit

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Amazon trong cơn lũ SARS-CoV-2

Giữa cao điểm của dịch SARS-CoV-2 nhiều công ty phải hạn chế giờ làm việc của nhân viên, cho làm việc tại nhà hoặc cho nghỉ việc tạm thời. Các đại gia công nghệ như Google, Apple, Microsoft… cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên có một đại gia công nghệ khác hành xử ngược lại, đó là Amazon. Giữa cao điểm dịch SARS-Cov-2, họ tuyển thêm nhân viên, tăng giờ làm việc tại chỗ của nhân viên!

Dù đã tự động hóa cao độ, Amazon vẫn cần đến hàng trăm ngàn công nhân lao động trực tiếp

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Làm sao phát hiện ra ảnh giả?

Với báo chí hiện đại, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng. Một hình ảnh đúng lúc, đúng chỗ nói lên nhiều nội dung và tác động hơn hẳn bài viết hàng ngàn chữ. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời các hình ảnh không trung thực trước khi đưa lên trang báo vô cùng cần thiết.

Một ví dụ về hình ảnh sai: Tuần trước, một số báo Việt Nam đăng tin Nhà Trắng gặp các công ty công nghệ lớn để bàn về việc kiểm soát dịch coronavirus. Tin đăng kèm với ảnh này và chú thích là ảnh chụp cuộc gặp, với lần lượt từ trái qua phải là: CEO Tim Cook của Apple, Tổng thống Donald Trump, CEO Satya Nadella của Microsoft và CEO Jeff Bezos của Amazon. Ảnh chụp là thật và đúng là chụp ở Nhà Trắng, nhưng không phải trong cuộc họp nói trên mà là cuộc gặp ngày 19-6-2017.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Giữa mùa dịch Covid-19, nhìn lại tình hình thương mại điện tử Việt Nam 2019

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, mọi người đều hạn chế đi lại, tiếp xúc. Vì vậy việc mua hàng qua mạng trở thành nhu cầu cần thiết hơn trước rất nhiều. Cái khó khăn của nhiều ngành nghề lại trở thành thời cơ thuận lợi cho thương mại điện tử (TMĐT). Trong tình hình đó, ta cùng nhìn lại bản đồ TMĐT Việt Nam năm 2019 để dự báo sự phát triển TMĐT năm 2020.

Bản đồ TMĐT Việt Nam là một bảng thống kê do iPrice Insights thực hiện xếp hạng top 50 doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam dựa trên lượt truy cập trung bình theo quý, xếp hạng ứng dụng di động và số người theo dõi trên mạng xã hội. Bản đồ năm 2019 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Coronavirus: Cuộc thử nghiệm toàn cầu về làm việc từ xa


Làm việc từ xa, hay làm việc trực tuyến, không phải là một điều mới mẻ. Nó đã khá phổ biến từ khi có sự phát triển của mạng Internet. Tuy nhiên hiện nay sự bùng phát của coronavirus khiến các tổ chức trên toàn cầu hạn chế tiếp xúc và buộc phải cách ly bất kỳ nhân viên nào đã tiếp xúc với những người nhiễm bệnh trong suốt thời gian ủ bệnh. Nhu cầu làm việc trực tuyến trở nên thúc bách hơn bao giờ hết.

Làm việc trực tuyến là giải pháp hữu hiệu trong thời gian bùng phát coronavirus, và cũng là giải pháp hiệu quả trong tương lai.

Freelancer.com – trang giới thiệu việc làm trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay – gọi đây là cuộc thử nghiệm toàn cầu về làm việc từ xa lớn nhất trong lịch sử và đưa ra một số dự đoán về kết quả cuộc thử nghiệm này. Kết quả của thử nghiệm đang được ghi nhận, song Edward Kost, chuyên gia kỹ thuật của Freelancer đã thảo luận về một số lợi ích mà mô hình làm việc từ xa mang lại.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Cả nhà ông chủ Facebook cùng chống dịch Covid-19

Zuckerberg đã phác họa một số bước mà Facebook và tổ chức phi lợi nhuận của gia đình ông – quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg – sẽ thực hiện để ứng phó với sự lây lan của Covid-19 cùng sự lây lan của những thông tin nhiễu loạn về bệnh dịch này. Những nội dung này được ông nêu lên ngày 4-6-2020.

Vợ chồng Zuckerberg, đồng sáng lập và đồng sở hữu quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện ra động vật hoang dã

Những bức ảnh chụp tự động bằng các camera bố trí trong rừng giúp người ta phát hiện sự có mặt của những động vật hoang dã xuất hiện nơi ấy. Tuy nhiên, thật khó cho các nhà khoa học khi trong hàng triệu bức ảnh ấy có vô số ảnh… không có động vật nào cả và nhiều ảnh khác sự hiện diện của động vật rất không rõ ràng. Trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp giải quyết vấn đề này.

Chương trình Wildlife Insights: Giữ lấy sự đa dạng sinh học bằng Kỹ thuật và Trí tuệ nhân tạo

Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, từ thập niên 1970 đến nay quần thể động vật có xương sống đã giảm trung bình 60%. Một đánh giá toàn cầu gần đây của Liên Hiệp Quốc cho thấy chúng ta có nguy cơ mất đến một triệu loài do tuyệt chủng, nhiều loài trong số đó có thể bị tuyệt chủng ngay trong thập kỷ tới.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Chàng trai Việt làm việc tại “Bộ não Google”


Trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi (30 Under 30) nổi bật của Việt Nam năm 2020 vừa được Forbes công bố có một gương mặt được nhiều bạn trẻ hâm mộ vì có nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đó là Phạm Hy Hiếu, 27 tuổi, nghiên cứu sinh tiến sĩ, hiện làm việc tại Google Brain.

Phạm Hy Hiếu. Ảnh: Forbes

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Vì một Internet an toàn hơn

Nhân “Ngày Internet an toàn hơn” (Safer Internet Day), Microsoft vừa công bố một báo cáo về Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến (Civility, Safety & Interaction Online). Tìm hiểu về báo cáo này giúp ta hiểu rõ hơn thế nào là văn minh trên không gian mạng cùng thực trạng về văn minh trên không gian mạng.

Bìa báo cáo về Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến của Microsoft

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

YouTube không chỉ để giải trí

Nói đến YouTube, thường người ta nghĩ ngay đến một công cụ giải trí, với âm nhạc, phim ảnh, video hài... Gần đây là thêm một số kênh nhảm nhí, đồi trụy hoặc bạo lực để thu hút quảng cáo. Thế nhưng YouTube không chỉ có thế, nó còn có chức năng tạo nên một xã hội tốt đẹp. YouTube đã tạo nên những chương trình để nhấn mạnh chức năng tốt đẹp đó của mình, cũng như hỗ trợ các thành viên tham gia Youtube cùng góp phần làm tốt chức năng ấy. Một trong những chương trình đó là YouTube Creators for Change (Nhà Sáng tạo YouTube cho sự Thay đổi).

Slogan của chương trình YouTube Creators for Change: One view can create change (Chơi chữ thú vị khi có thể hiểu là “Một quan điểm có thể tạo nên sự thay đổi”, mà cũng có nghĩa là “Một cái nhìn có thể tạo nên sự thay đổi”)

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Nền kinh tế Gig - Phải chăng là xu thế làm việc mới?

Những năm gần đây, công nghệ số phát triển dẫn đến sự phát triển của một mô hình kinh tế mới: nền kinh tế chia sẻ. Đi cùng với mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế khác, ít được nhắc đến hơn, nhưng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội toàn cầu: nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Sự phát triển công nghệ số giúp cho người ta có thể dễ dàng tuyển dụng và tìm việc qua mạng với nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó hình thành nền kinh tế Gig.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Google Maps bị lừa!


Hiện nay, đa số mọi người di chuyển trên đường đều sử dụng dịch vụ Google Maps. Ngoài tính năng chỉ đường, Google còn bổ sung thêm tính năng chỉ báo kẹt xe theo thời gian thực nữa. Google thực hiện điều này bằng cách nào và nó chính xác tới đâu? Một người Đức đã thực nghiệm để trả lời câu hỏi này.

Tính năng Chỉ đường của Google rất thông minh, khi bạn xác định một điểm đến và chọn Chỉ đường, Google sẽ xác định nhiều phương án và đề xuất cho bạn một đường đi tối ưu. Đường đi tối ưu ấy, theo Google không hẳn là con đường ngắn nhất, mà là con đường thuận tiện nhất, nhanh nhất – tức là ít ùn tắc giao thông nhất. Trên bản đồ Google, lộ trình đi được thể hiện bằng đường màu xanh cho đoạn đường không có trở ngại giao thông; đoạn nào màu cam là lượng giao thông trung bình; đoạn nào có màu đỏ là có trở ngại giao thông, màu đỏ càng đậm, tốc độ giao thông trên đường càng chậm.

Một người Đức tên Simon Weckert đã nghĩ ra một cách để đánh lừa Google, mà anh ta gọi là “hack” Google, như sau: Anh ta mượn 99 cái điện thoại second-hand, kích hoạt Google Maps trên tất cả các điện thoại ấy rồi bỏ lên một cái khay có bánh xe, kéo đi bộ trên đường. Trang web 9to5Google.com đã ghi lại kết quả như sau:

Simon Weckert bỏ 99 cái smartphone đang mở Google Maps lên một cái khay có bánh xe và kéo trên đường

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Google: nhà tổ chức chuyến du lịch cho bạn

Thời nay, khi hoạch định một chuyến du lịch bạn sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin về điểm đến, xác định phương tiện vận chuyển và đường đi, book phòng khách sạn, tìm địa điểm ăn uống, v.v… Ứng dụng công nghệ số như vậy đã là quá tiện lợi so với ngày xưa rồi, thế nhưng Google nghĩ rằng như vậy vẫn chưa tiện, họ muốn tạo nên một ứng dụng lo hết mọi chuyện cho bạn trong chuyến du lịch!

Google Travel: Nhà tổ chức chuyến du lịch cho bạn

Tháng 9-2016, Google tung ra trên Android và iOS một ứng dụng mang tên Google Trips. Ứng dụng này có chức năng lên kế hoạch cho chuyến du lịch sắp tới của người dùng, bao gồm điểm đến, thời gian đi dự kiến, đặt phòng và những điều cần làm. Ứng dụng này khá tiện lợi cho những người đi du lịch.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Đón Tết thời công nghệ


Công nghệ - đặc biệt là công nghệ số - đã tác động rất lớn đến cách người ta đón Tết. Nhiều người cảm thấy luyến tiếc hương vị Tết cổ truyền đã mất đi khi bước vào kỷ nguyên 4.0. “Tết 4.0” có gì khác với Tết xưa?

Mừng ngày Tết ta chúc cho nhau

Ngày xưa, muốn chúc Tết nhau người ta đến tận nhà, trao nhau câu chúc ân cần. Cùng với đó là những cánh thiệp đầu Xuân, chọn mua thiệp phù hợp với từng đối tượng được gửi, hoặc chân tình hơn là tỉ mỉ tự tạo nên tấm thiệp Xuân.

Khi công nghệ phát triển, các công ty công nghệ soạn sẵn các mẫu hình ảnh và câu chúc, các video clip để người dùng gửi đi. Có vô số công cụ để gửi đi, nhanh chóng và miễn phí: Messenger, Zalo, Viber… Có nơi còn phát triển các ứng dụng có thể gửi đồng loạt đến rất nhiều người nhận cùng một lúc. Người dùng không còn phải bận tâm suy nghĩ xem mình phải chúc như thế nào, phải gửi đến ai nữa mà chỉ việc chọn mẫu, có những ứng dụng còn tự động chọn sẵn mẫu nữa, người dùng chỉ việc… bấm nút thôi!

Trên mạng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều công cụ tạo thiệp chúc Tết

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Bước vào thập niên mới, người ta thích du lịch như thế nào?

Bước vào năm 2020 – năm đầu tiên của thập niên mới - nền tảng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến nổi tiếng bậc nhất thế giới Agoda vừa thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu xem du khách có những mong muốn như thế nào đối với dịch vụ du lịch trong mười năm tới.

Ngày nay, với laptop hoặc smartphone người ta có thể thực hiện hầu hết các thao tác hỗ trợ cho chuyến du lịch của mình